You are currently viewing CẢM XÚC LÀ GÌ?

CẢM XÚC LÀ GÌ?

  • Chào bạn,
    Hiện tại, bạn đang cảm thấy như thế nào? Cảm xúc trong bạn là gì?

    Cảm xúc là một từ khoá rất quan trọng đối với mỗi cá nhân chúng ta. Cảm xúc chính là chìa khoá tạo nên tính cáchsự khác biệt của chúng ta. Đây là một yếu tố quan trọng để ta có thể hiểu được bản thân mình và tìm được giá trị cốt lõi về sự tồn tại của mình.

    “Tôi thấy có hiệu quả khi tôi biểu lộ qua thái độ của tôi tất cả những gì là tôi, nghĩa là biết được giới hạn chịu đựngkhoan dung của mình đến đâu và chấp nhận điều này như một sự kiện… Tôi ước muốn chấp nhận những tình cảm như nồng nàn, tha thiết, dễ dãi, tử tế, hiểu biết, tức những tình cảm có trong con người thực của tôi. Khi tôi chấp nhận tất cả những thái độ tình cảm này như một sự kiện, một thành phần trong tôi, thì mối giao hảo của tôi với người khác trở nên đúng với ý nghĩa mong muốn và có thể phát triển hoặc sẵn sàng thay đổi. Khi ta hiểu biết những tình cảm trên, ta cũng dễ chấp nhận chúng ở trong ta.” Đây là một phần nhỏ của cuốn sách “On Becoming a person – Tiến trình thành nhân”, một cuốn sách rất nổi tiếng của nhà tâm lí học Hoa Kỳ Carl Rogers.

    Nào giờ, khi nói đến từ “cảm xúc”, thì rất dễ để chúng ta liệt kê ra được hàng loạt những tính từ chỉ trạng thái như: vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên, hạnh phúc, hài lòng, bối rối,… Nhưng nếu cảm xúc chỉ là những từ ngữ đơn giản như vậy thì tại sao nó lại đóng vai trò rất quan trọng đối với bản thân mỗi chúng ta, đến mức nếu chúng ta hiểu được nó, chấp nhận được nó thì ta mới có thể hiểu và chấp nhận được bản thân mình?

    Như các bạn đã biết, tâm lí của con người thường được chúng ta biết đến với từ “cái tôi”. Cái tôi ý thức và cái tôi vô thức. Ý thức là những cái mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biếtkiểm soát được. Vô thức là những điều mà chúng ta khó hoặc không thể nhận biết được nhưng chúng vẫn luôn tồn tại. Những điều nằm trong vô thức đều có bắt nguồn từ quá khứcảm xúc là một trong ba lớp cắt rất quan trọng của vô thức bên cạnh lớp cơ thểlớp trí tuệ. Vậy nên, cảm xúc được sinh ranhào nặn nên từ môi trường sống đầu tiên của mỗi người: gia đình, và môi trường phát triển của chúng ta từ khi ta còn bé, kể cả về những điều tích cực hay tiêu cực.
    (Tất cả các kiến thức này mình đã tham khảo từ sách nói: Hành trình khám phá những vùng đất của tâm hồn – Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Phi Yên)

    Đố bạn, con người chúng ta có bao nhiêu trạng thái cảm xúc cơ bản?
    Theo như nghiên cứu khoa học của Paul Ekman từ năm 1972 – 1999, chúng ta có những trạng thái cảm xúc như sau:

  •  Buồn
  • Sợ
  • Ghê tởm
  • Giận dữ
  • Ngạc nhiên
  • Vui vẻ
  •  Xấu hổ
  • Tự hào
  • Phấn khích
  • Khinh thường
  • Hài lòng
  • Bối rối
  • Thích thú

Còn với ông Robert Plutchik, năm 1980, ông tạo ra một vòng tròn cảm xúc. Trong vòng tròn này, mình có thể kết hợp những trạng thái cảm xúc cơ bản với nhau để từ đó cho ra một trạng thái cảm xúc mới.

Năm 2017, một lần nữa, các nhà nghiên cứu đã gọi tên được 27 trạng thái cảm xúc khác nhau. Đây cũng chính là những icon cảm xúc chúng ta hay dùng trên mạng xã hội.

Một điều thú vị với cảm xúc: chúng có vòng đời rất ngắn hạn. Hầu hết tất cả các trạng thái cảm xúc của chúng ta chỉ tồn tại trong vòng 90 giây mà thôi. Nhưng bên cạnh đó, một số trạng thái đặc biệt là kéo dài hơn: buồn, kéo dài 120 giờ, ghét, tồn tại 35 giờ.

Trên đây, chỉ là sơ lược các thông tin khoa học về cảm xúc để các bạn dễ hình dung, nhưng quan trọng là việc chúng ta chấp nhận hiểu và cư xử với những cảm xúc đó như thế nào, kiểm soát và quản lí chúng ra sao, và cảm xúc đó ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta . Cảm xúc mặc dù có tuổi đời rất ngắn nhưng chúng lại thường xuyên lặp lại trong cuộc sống do sự tác động của môi trường xung quanh và nhất là sự lựa chọn của mỗi người có cho chúng lặp lại và kéo dài hay không.

Con người chúng ta sống rất bản năng vậy nên chúng ta thường không kiểm soát được cảm xúc của mình. Cũng chính vì vậy, đôi khi có những cảm xúc rõ ràng chỉ là thoáng qua nhưng chúng ta lại tạo điều kiện cho chúng ở lại lâu dài hơn, đến mức có khi làm thay đổi cả bản thân mình mà mình cũng không hề hay biết, thậm chí có nhiều lúc nhận ra rồi thì cũng đã quá muộn.

Như tất cả mọi thứ trên đời, cảm xúc cũng có mặt tốt, mặt xấu nhưng nó lại có quyền lực rất mạnh mẽ lên bản thân mỗi người. Cảm xúc cùng với lí trí, chúng có thể biến chúng ta thành người rất tốt hoặc rất xấu, từ hi vọng hay thất vọng, thành công hay sa lầy chỉ trong tích tắt. Nếu chúng ta biết cách kiểm soát và giáo dục những cảm xúc của mình và dạy nó lắng nghe, phối hợp với lí trí, thì về cơ bản, chúng ta dễ phát triển theo hướng tích cực nhiều hơn. Khi chúng ta để cảm xúc chi phối mình quá nhiều, ta rất dễ đi sai đường, vì nó hướng chúng ta đến việc lựa chọn những cách giải quyết, hành động dễ dàng nhất, thiếu suy nghĩ nhất chỉ để thoả mãn bản thân ở hiện tại, hay nói cách khác là chỉ để thoả mãn phần “con” trong “con người” mà thôi.

Để dạy dỗ và làm việc được với những cảm xúc của bản thân, nói thì dễ, làm được thì rất khó vì ta thường chỉ nhận diện và gọi tên được những cảm xúc trên bề nổi. Ít khi nào chúng ta thật sự cảm nhận được và hiểu được những cảm xúc từ bên trong của mình và nguồn gốc của chúng. Thường, ta hay tìm cách giải toả ra cho đã hoặc kiềm nén lại hết mức rồi cho qua chứ không tìm cách giải quyết triệt để. Và rồi, có những thứ dù đã qua nhưng lâu lâu nó lại trồi lên bất ngờ và vẫn mang cái cảm xúc như xưa. Có người đã trải qua rồi, nhận diện được vấn đề ngay và tìm cách giải quyết triệt để (tuỳ tính cách mà sẽ triệt để theo những hướng khác nhau). Có người không nhận ra được, cứ để chúng trôi qua rồi lặp đi lặp lại không hồi kết, tạo nên sự bức rức hay tiếc nuối trong lòng.

Thực hành chánh niệm là một trong những cách rất hiệu quả trong việc nhận diện và đối mặt với cảm xúc nhưng ngoài ra chúng ta vẫn còn nhiều phương pháp khác. Phương pháp nào cũng được, miễn là phù hợp với cá nhân mình thì sẽ đều mang lại hiệu quả.

Bạn có nghĩ rằng mình đã thật sự hiểu rõ bản thân mình, cảm xúc cá nhân của mình? Nếu có, L.A.M xin chúc mừng bạn, vì đó là cả một quá trình. Còn nếu chưa, L.A.M chúc bạn sẽ tìm được một cách phù hợp để kết nối và trò chuyện được với bản thân mình, có thể thông qua thiền, âm nhạc, vẽ vời, viết lách,… hay bất cứ điều gì. Hãy tạo điều kiện cho cơ thể và tâm trí mình được hợp thành một thể thống nhất, bạn nha!

Thương mến!

L.A.M